19

Th 02

Vật tư trạm biến áp

Vật tư trạm biến áp

  • Mạnh Trường
  • 0 bình luận

Trạm biến áp là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống lưới điện quốc gia, để duy trì sự ổn định của hệ thống lưới điện cũng như trạm điện thì các thiết bị, vật tư trạm biến áp cũng đóng vai trò quan trọng chúng ta cùng tìm hiểu các loại vật tư trạm biến áp qua bài viết sau nhé!

1. Vật tư trạm biến áp là gì?

Vật tư trạm biến áp là các thiết bị vật tư cấu thành lên trạm biến áp như hệ thống cầu dao cách ly, hệ thốn thanh đồng thanh cái, máy biến áp, hệ thống tiếp địa, chống sét...

Trạm biến áp CTBA

2. Các thiết bị chính của trạm biến áp

Mặc dù có nhiều loại trạm biến áp khác nhau cần những thiết bị khác nhau nhưng những vật tư chính sau đây thì đều phải có trong mọi trạm biến áp đó là máy biến áp, hệ thống thanh cái, hệ thống cầu giao cách ly, và hệ thống chống sét nối đất.

2.1 Máy biến áp:

Máy biến áp là thiết bị cốt lõi của trạm biến áp, tùy vào từng loại trạm biến áp mà chúng ta dùng các loại trạm biến áp khác nhau và có công suất khác nhau.

Hình ảnh máy biến áp CTBA

2.2. Cầu dao cách ly.


2.3. Hệ thống thanh cái đồng

Hệ thống thanh cái đồng được dùng để dẫn điện trong trạm biến áp

2.4. Hệ thống chống sét nối đất.

3. Các vật tư phụ trạm biến áp

Tùy vào từng loại trạm biến áp như trạm biến áp truyền tải, trạm biến áp phân phối, trạm biến áp trong nhà, trạm biến áp hợp bộ, trạm kios, trạm biến áp một cột, trạm biến áp giàn chúng ta sẽ dùng các loại vật tư phụ khác nhau dưới đây là một số vật tư phụ phổ biến như sau:

3.1. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ trung thế

a. Thiết bị đóng cắt trung thế FCO (Fuse Cut Out) – Cầu chì tự rơi là gì:

Thiết bị FCO (Fuse Cut Out) thực chất là một loại cầu dao kèm cầu chì dùng để bảo vệ các thiết bị trên lưới trung thế khi quá tải và khi ngắn mạch. Tính chất tự rơi của nó là tạo một khoảng hở trông thấy được, giúp dễ dàng kiểm tra sự đóng cắt của đường dây và tạo tâm lý an toàn cho người vận hành. FCO chỉ có thể đóng cắt dòng không tải.

Khi có quá tải hay ngắn mạch xảy ra, dây chì chảy ra và đứt, đầu trên của cầu chì tự động nhả chốt hãm làm cho ống cầu chì rơi xuống tạo ra khoảng cách ly giống như mở cầu dao. Vì thế cầu chì tự rơi làm cả hai chức năng của cầu chì và cầu dao.

Còn thiết bị LBFCO (Load Break Fuse Cut Out)  –  Cầu chì tự rơi có cắt tải

LBFCO thực chất là FCO được trang bị thêm buồng dập hồ quang

b. Thiết bị bảo vệ LA (Lingtning Arrster) – Chống sét van là gì:

LA Là 1 loại thiết bị dùng để bảo vệ các Trạm Biến Áp, các thiết bị quan trọng trên lưới và đầu các đường cáp ngầm tránh khỏi sự cố khi có quá điện áp cảm ứng do sét đánh, cũng như quá điện áp nội bộ, LA được đặt trước và song song với thiết bị được bảo vệ.
Khi có quá điện áp, các khe hở sẽ phóng điện và trị số của điện trở phi tuyến lúc này cũng rất nhỏ cho dòng điện đi qua. Sau khi quá điện áp được đưa xuống đất thì điện áp dư đặt lên chống sét van nhỏ dưới mức đã định làm điện trở phi tuyến trở lên rất lớn, ngăn không cho dòng điện đi qua. Khi dòng xoay chiều đi qua trị số 0 thì hồ quang sẽ tự động bị dập tắt.
Trong điều kiện bình thường, điện áp đặt lên chống sét van là điện áp pha của lưới điện. Lúc này điện trở phi tuyến có trị số rất lớn hay nói cách khác là nó cách điện. Nhưng khi xuất hiện quá điện áp thì nó sẽ phóng điện trước thiết bị mà nó bảo vệ, trị số điện trở phi tuyến giảm xuống rất bé và dẫn dòng xung xuống đất. Khi tình trạng quá điện áp đã qua, chống sét van trở về trạng thái cách điện như lúc ban đầu.

3.2. Các vật tư phụ khác của trạm biến áp:

  • Đà Composite + Chống
  • Đà sắt + Chống
  • Đà U các kích thước khác nhau
  • Đà V các kính thước khác nhau
  • Thanh chống dẹp: các kích thước khác nhau

4. BÀI VIẾT THAM KHẢO:

THÍ NGHIỆM TRẠM BIẾN ÁP

CÁCH PHÂN LOẠI MÁY BIẾN ÁP

TRẠM BIẾN ÁP LÀ GÌ?

popup

Số lượng:

Tổng tiền: