16

Th 03

Cách phân loại máy biến áp

Cách phân loại máy biến áp

  • Mạnh Trường
  • 0 bình luận

Có rất nhiều cách phân loại máy biến áp, tùy vào mục đích sử dụng như sản xuất, phân phối, truyền tải và sử dụng điện năng. Ngoài ra, máy biến áp cũng được phân loại dựa trên các cấp điện áp, môi trường lõi được sử dụng, cách bố trí cuộn dây, sử dụng và nơi lắp đặt máy.

Chúng ta có thể tham khảo một số cách phân loại máy biến áp dưới đây.

1. Phân loại theo cấu tạo máy biến áp

1.1 Máy biến áp 1 pha

Là một thiết bị tĩnh điện dùng để biến đổi điện áp của dòng xoay chiều một pha mà vẫn giữ nguyên tần số. Máy biến áp một pha dùng được trong các gia đình, trong đo lường, lò luyện kim, hàn điện….

máy biến áp 1 pha Amorphous
Máy biến áp 1 pha của CTBA

1.2. Máy biến áp 3 pha

Là một thiết bị dùng để biến đổi điện áp của dòng xoay chiều ba pha mà vẫn giữ nguyên tần số. Thiết bị này chủ yếu được sử dụng cho mục đích công nghiệp để tạo ra năng lượng điện, truyền tải và phân phối.

Trong máy biến áp 3 pha được chia làm 2 loại: Máy biến áp 3 pha kiểu kín và máy biến áp 3 pha kiểu hở:

Máy biến áp 3 pha kiểu kín:

Máy biến áp 3 pha 4500kVA kiểu kín

Máy biến áp 3 pha kiểu hở:


Máy biến áp 5000 kVA kiểu hở của CTBA
Thay vì sử dụng máy biến áp ba pha, người ta có thể ghép ba máy biến áp một pha với nhau nhưng chức năng hoạt động vẫn không có gì thay đổi. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc vận chuyển và lắp đặt máy biến áp.

2. Phân loại theo tính năng của máy biến áp

2.1 Máy biến áp tăng áp:

Máy làm giảm lượng hao hụt cũng như chi phí cho việc truyền tải đi xa và thường được sử dụng trong các nhà máy điện. Loại máy này có số vòng dây cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp.

2.2 Máy biến áp giảm áp:

Là máy biến áp cung cấp các điện áp giá trị thấp phù hợp với các nguồn điện tử. Nó biến đổi điện áp gia đình (230/120V) ở phía sơ cấp thành điện áp nhỏ hơn ở phía thứ cấp, điện áp này sau đó sẽ cung cấp cho thiết bị điện tử nhỏ hơn. Loại máy này có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây cuộn thứ cấp.

N1<N2: Máy biến áp tăng áp.

N1>N2: Máy biến áp giảm áp.

3. Phân loại theo công dụng của máy biến áp:

Máy biến áp thí nghiệm: Là loại máy được dùng chủ yếu phục vụ cho việc thí nghiệm, đặc biệt đối với mức điện áp cao.
Máy biến áp đo lường: Là loại máy dùng để đo lường điện áp trong hệ thống điện, chúng làm giảm điện áp của dòng điện lớn sau đó đưa vào một bộ dụng cụ đo tiêu chuẩn hoặc dùng để điều khiển.
Máy biến áp chuyên dùng: Là loại máy biến áp được chế tạo ra cho một mục đích nhất định và cụ thể như sử dụng cho các lò luyện kim, cho các thiết bị hàn, dùng làm thiết bị chỉnh lưu…
Máy biến áp điện lực: Là loại máy phục vụ cho việc truyền tải và phân phối công suất điện trong một hệ thống điện nhất định.
Máy biến áp tự ngẫu: gồm có máy biến áp tự ngẫu 1 pha, máy biến áp tự ngẫu 3 pha. Trong đó, máy biến áp tự ngẫu 1 pha có công suất nhỏ thường được dùng trong các phòng thí nghiệm và các thiết bị điện mà cần điện áp đầu ra liên tục. Còn máy biến áp tự ngẫu 3 pha được dùng để điều chỉnh điện áp khi mở máy động cơ không đồng bộ, hay là được dùng để liên lạc trong hệ thống điện.

Thí nghiệm máy biến áp CTBA

4. Phân loại theo thông số kỹ thuật máy biến áp

Phân loại theo thông số kỹ thuật cũng rất quan trọng, nó giúp người vận hành nắm bắt được mức độ phù hợp của từng loại máy khi đưa vào sử dụng thực tế.

Thông số kỹ thuật máy biến áp, máy biến thế cần lưu ý một số vấn đề sau:

Công suất biến áp: 50KVA, 100KVA, 180KVA, 250KVA, 560KVA, 750KVA, 1000KVA, 1800KVA, 2500 KVA.

Điện áp đầu vào.

Điện áp đầu ra.

Tổn hao của máy biến áp.

Vật tư quấn máy biến áp: Máy biến áp quấn bằng dây đồng, máy biến áp quấn bằng dây nhôm.

Máy biến áp 1500kva Kiểu Kín

5. Phân loại máy biến áp theo cách thức cách điện

5.1 Máy biến áp khô

Máy biến áp loại khô, còn được gọi là máy biến áp nhựa đúc, là máy biến áp điện có cuộn dây được bọc trong nhựa epoxy. Khác với máy biến áp thông thường, các cuộn dây và lõi từ của máy biến áp khô chịu áp lực bằng không khí. Máy biến áp khô được sinh ra để khắc phục những nhược điểm của máy biến áp dầu. Máy biến áp khô sử dụng trong các điều kiện đặc biệt như: ô nhiễm môi trường nặng, độ ẩm không khí cao hơn 95%, nhiệt độ môi trường xuống đến – 25oC.


Máy biến áp khô của CTBA

5.2. Máy biến áp dầu

Máy biến áp dầu 1000kVA CTBA

Máy biến áp dầu là loại máy biến áp sử dụng dầu để bảo quản lõi làm mát và cách điện tránh các tia lửa điện xảy ra trong quá trình hoạt động. Máy biến áp sử dụng dầu nên chất lượng dầu sẽ quyết định tới độ tin cậy và tuổi thọ của máy biến áp.

5.3 Máy biến áp Amorphous

Máy biến áp là một loại máy biến áp có lõi từ được làm bằng loại thép vô định hình

6. Một số bài viết tham khảo về máy biến áp:

So sánh máy biến áp khô và máy biến áp dầu

Phân biệt máy biến áp kiểu kín và kiểu hở

Máy biến áp khô là gì?

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: