Phân biệt máy biến áp 3 pha kiểu kín và kiểu hở
Dựa vào các đặc điểm khác nhau như kết cấu, công suất, … chúng ta có thể phân máy biến áp ra làm nhiều loại. Trong đó, thường được nhắc đến là máy biến áp ba pha.
Theo cấu tạo, máy biến áp 3 pha gồm 2 loại chính: biến áp ba pha kiểu hở và máy biến áp ba pha kiểu kín. Trong bài viết này sẽ giúp bạn biết sự khác nhau giữa máy biến áp ba pha kiểu kín và kiểu hở.
Phân biệt máy biến áp 3 pha kiểu kín và máy biến áp kiểu hở
1. Cách phân biệt máy biến áp 3 pha kiểu kín và kiểu hở:
Máy biến áp ba pha kiểu hở là loại thiết bị biến áp 3 pha có chu trình làm mát qua bình dầu phụ, có cách tản nhiệt theo dạng nan quạt.
Còn máy biến áp ba pha kiểu kín là loại máy biến thế 3 pha có khả năng làm mát bằng cách tự giãn nở. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng cao trong VH thì những cánh này có thể tự giãn nở ra, khi đó các cánh có thể được làm mát nhờ không khí được thổi trực tiếp qua.
2. So sánh máy biến áp 3 pha kiểu kín và kiểu hở
2.1 Xét về tính thẩm mỹ:
Máy biến áp kiểu kín được đề cao hơn so với máy biến áp kiểu hở. Bên cạnh đó, thiết bị này cũng đảm bảo về tính an toàn môi trường. Bởi vậy, máy biến áp kiểu kín thường được sử dụng ở các khu đô thị, thành phố, khu dân cư mà không làm ảnh hưởng tới mỹ quan, môi trường. Trong khi đó, do thiết kế có phần cồng kềnh và đồ sợ, nên máy biến áp kiểu hở xét về bề ngoài vừa không thẩm mỹ bằng, lại vừa chiếm nhiều diện tích mặt bằng.
Hình ảnh máy biến áp 3 pha kiểu kín
2.2 Xét về tính năng:
Máy biến thế kiểu kín có ưu điểm vượt trội hơn là có thể vận hành độc lập hay song song với nhau, khả năng chịu tải và ngắn mạch rất tốt. Về khả năng chịu tải, máy kiểu kín có khả năng chịu tải tốt hơn. Nhờ vào khả năng có thể chịu tải rất lớn của loại máy này nên giúp cho hệ thống điện lưới được hoạt động ổn định hơn.
Nhờ vào cấu tạo lá thép mạch từ của thiết bị kiểu kín được chế tạo trên công nghệ cắt bấm, cắt chéo đưa lại độ chính xác cao nên giảm được tổn hao không tải, dòng điện không tải, vận hành êm hơn.
Tuy nhiên, xét về phương diện kỹ thuật thì thiết bị biến áp kiểu hở trên thực tế là tốt hơn trong phương diện làm mát, hạn chế tình trạng chập cháy hơn. Trong quá trình hoạt động, máy biến áp kiểu kín có thể xảy ra tình trạng tụt mức dầu cách điện dưới mức cho phép có thể. Trong khi đó, máy biến áp kiểu hở lại được đảm bảo để ruột máy được mát và điều chỉnh sao cho điện áp không bị tiếp xúc với không khí nhờ đã có bình dầu phụ, bởi vậy không làm giảm cách điện, tránh xảy ra hiện tượng chập cháy máy.
2.3 Xét về độ bền và sức chống chọi với mội trường:
Về sức chống chọi với tác động môi trường, máy biến áp kiểu kín cũng được đánh giá cao hơn. Thiết kế và chế tạo của máy biến áp kiểu kín phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, bởi vậy ít xảy ra hư hỏng do tác động yếu tố của môi trường bên ngoài lên máy trong quá trình sử dụng. Dù lắp đặt ở trong nhà hay ngoài trời với độ cao dưới 1000 m so với mặt nước biển, thiết bị điện này có thể chịu được trong nhiệt độ môi trường lên tới 45 độ C và độ ẩm trong không khí lên đến 100 %.
2.4 Xét về khả năng chịu tải:
Về khả năng chịu tải, máy kiểu kín có khả năng chịu tải tốt hơn. Nhờ vào khả năng có thể chịu tải rất lớn của loại máy này nên giúp cho hệ thống điện lưới được hoạt động ổn định hơn.
Nhờ vào cấu tạo lá thép mạch từ của thiết bị kiểu kín được chế tạo trên công nghệ cắt bấm, cắt chéo đưa lại độ chính xác cao nên giảm được tổn hao không tải, dòng điện không tải, vận hành êm hơn.
Tuy nhiên, xét về phương diện kỹ thuật thì thiết bị biến áp kiểu hở trên thực tế là tốt hơn trong phương diện làm mát, hạn chế tình trạng chập cháy hơn. Trong quá trình hoạt động, máy biến áp kiểu kín có thể xảy ra tình trạng tụt mức dầu cách điện dưới mức cho phép có thể. Trong khi đó, máy biến áp kiểu hở lại được đảm bảo để ruột máy được mát và điều chỉnh sao cho điện áp không bị tiếp xúc với không khí nhờ đã có bình dầu phụ, bởi vậy không làm giảm cách điện, tránh xảy ra hiện tượng chập cháy máy.
Hình ảnh máy biến áp 3 pha kiểu hở