Trạm biến áp là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống điện, đóng góp vai trò quan trọng cả ở hệ thống truyền tải và hệ thống phân phối. Để hiểu rõ về trạm biến áp như khái niệm, cấu tạo, chức năng và các loại trạm biến áp phổ biến hiện nay là gì hãy cùng CTBA tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Khái niệm trạm biến áp là gì?
Là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện. Các thiết bị này sẽ truyền tải và ổn định điện năng đến các công trình nhà ở, khu công nghiệp và đảm bảo cảm ứng điện từ tốt nhất
2. Chức năng của trạm biến áp
Trạm biến áp có chức năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng như chuyển đổi điện áp, phân phối năng lượng từ
2.1. Chuyển Đổi Điện Áp:
Vai trò chính nhất của trạm biến áp là chuyển đổi mức điện áp từ mức cao xuống mức thấp hoặc ngược lại. Trạm biến áp có thể được thiết kế để tăng điện áp (trạm biến áp tăng áp) hoặc giảm điện áp (trạm biến áp hạ áp) tùy thuộc vào nhu cầu của hệ thống.
2.2. Phân Phối Năng Lượng:
Trạm biến áp giúp phân phối năng lượng từ các nguồn điện (như nhà máy điện) đến các địa điểm sử dụng năng lượng (như khu dân cư, doanh nghiệp).
3. Cấu tạo của trạm biến áp
Có nhiều loại trạm biến áp khác nhau, mỗi loại trạm biến áp đều có những đặc điểm cấu tạo khác nhau, tuy nhiên tất cả các trạm biến áp đều gồm những bộ phận sau:
3.1. Máy biến áp.
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Nó biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không thay đổi.
Máy biến áp là thiết bị có chức năng là biến đổi điện áp xoay chiều. Nó có khả năng tăng hoặc giảm mức điện áp ban đầu tùy thuộc vào cấu tạo của máy.
Vì vậy máy không làm biến đổi năng lượng điện mà chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hoặc phân phối năng lượng.
Máy biến áp 3 pha CTBA
3.2. Hệ thống phân phối và điều khiển
Hệ thống phân phối và điều khiển gồm các tủ điện điều khiển, trung thế, tủ hạ thế
Tủ phân phối hạ thế
3.3. Cầu dao cách ly.
Cầu dao cách ly được sử dụng để ngắt mạch điện, ngăn chặn sự truyền dẫn của điện trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi cần thực hiện bảo trì hệ thống điện. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cầu dao cắt ly điện là gì, cách nó hoạt động và những ứng dụng của nó.
Cầu dao cách ly
3.4. Thanh cái đồng
Thanh cái đồng được xem như là một vật trung gian trong quá trình truyền dẫn điện. Theo tiêu chuẩn nhất định thì thanh cái đồng được sản xuất có tính ổn định cao trong khi truyền dẫn điện năng. Kích thước của loại dây này thường có chiều dài cố định là 4m và độ dày, rộng. Tiết diện thanh cái sẽ được chọn lựa cho phù hợp để lắp đặt trong gia đình.
3.4 Hệ thống chống sét nối đất.
Thiết bị chống sét là một loại thiết bị điện hạn chế điện áp,dùng để bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị điện cao áp khi có sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống.
4. Các loại trạm biến áp phổ biến hiện nay
Hiện nay, có các loại trạm biến áp được sử dụng phổ biến: trạm nền, trạm hợp bộ, trạm giàn, trạm treo...
4.1. Trạm treo
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt các loại trạm treo vì tất cả các thiết bị cao thế và máy biến áp trong trạm đều được treo trên các cột.
Một máy biến áp điển hình là sự kết hợp của ba máy biến áp một pha hoặc ba pha. Các trạm như vậy được sử dụng trạm công cộng có công suất tiêu thụ nhỏ như khu dân cư, có thể tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết kiệm chi phí xây dựng và lắp đặt trạm.
4.2. Trạm biến áp giàn
Để nhận biết trạm giàn, ta có thể nhận biết cách xem thiết bị và máy biến áp đặt trên giá đỡ đặt giữa 2 cột thẳng đứng thì đó là trạm giàn.
Trạm điện dạng giàn thường được lắp đặt ở các khu dân cư hoặc nhà xưởng với mức tiêu thụ điện năng vừa phải, việc lắp đặt trạm điện dạng giàn sẽ giảm chi phí điện năng.
Trạm biến áp giàn
Trạm biến áp giàn lắp đặt ngoài trời
4.3 Trạm biến áp gốc
Chúng ta thường thấy trạm biến áp này ở các vùng nông thôn, khu văn phòng, xí nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với trạm gốc, thiết bị cao áp đặt trên cột, mát biến áp được trang bị bộ ba máy biến áp một pha hoặc ba pha đặt trên bệ bê tông đặt dưới đất, tủ điện phân phối. được đặt trong nhà để tránh sự oxi hóa của môi trường cũng như côn trùng và chuột bọ phá hoại
Trạm biến áp gốc
4.4. Trạm biến áp kios hợp bộ
Đây là loại trạm biến áp được đặt ở nền, tích hợp với tủ điện tạo thành một khối lắp trong vỏ trạm biến áp bằng nhôm và khung kim loại kín.
Loại trạm này có 3 ngăn: ngăn trung gian, ngăn hạ thế và ngăn biến áp.
Việc xây dựng và lắp đặt trạm rất đơn giản, dễ dàng và an toàn, công suất máy biến áp từ 100KVA-2500KVA, cấp điện áp có thể đạt đến 35KV nên trạm hợp bộ thường đặt ở các khu công nghiệp, dân cư đông đúc, nhà cao tầng. …
Hình ảnh trạm biến áp hợp bộ CTBA
4.5. Trạm trụ một cột
Trạm biến áp một cột là loại trạm biến áp được thiết kế trong đó máy biến áp được đặt trên 1 cột thép đơn thân hoặc trụ bằng cột bê tông ly tâm.
Các bộ phận được làm bằng tôn tráng kẽm hoặc sơn tĩnh điện bao gồm: bệ đỡ máy biến áp, thân trụ và đế đỡ trụ.
Trạm biến áp 1 cột là loại trạm đặt ở ngoài trời có chức năng biến đổi điện áp cao thành điện áp thấp hơn phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau và thường được lắp đặt tại các khu dân cư đông đúc hoặc được lắp đặt tại các nhà máy, xí nghiệp có công suất vừa và nhỏ.
Hình ảnh trạm biến áp 1 cột CTBA
5. Link một số bài viết tham khảo:
Các loại thiết bị điện công nghiệp phổ biến