Hiện nay, Các loại thiết bị điện công nghiệp phổ biến có vai trò vô cùng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Do đó, việc sử dụng các thiết bị điện công nghiệp phù hợp trở nên cần thiết hơn. Vậy các loại thiết bị công nghiệp bao gồm những gì? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết nhé!
1. Thiết bị điện công nghiệp có lợi ích gì?
Trong ngành công nghiệp, các loại thiết bị điện công nghiệp là thành phần không thể thiếu. Các loại thiết bị điện công nghiệp đảm nhiệm các nhiệm vụ như: đóng cắt, điều khiển, điều chỉnh, bảo vệ, chuyển đổi, kiểm tra, sự hoạt động của hệ thống điện.
Thiết bị điện công nghiệp có lợi ích gì?
Sử dụng các thiết bị điện công nghiệp phù hợp với chức năng sẽ mang đến cho người sử dụng các lợi ích như:
Giúp tiết kiệm sức lao động cho con người, tăng hiệu quả sản xuất.
Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đồng thời tăng chất lượng sản phẩm lên cao.
Thiết bị điện công nghiệp giúp dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn.
Nhằm thực hiện những việc con người không thể làm thủ công như: hút bụi, điều hòa, giảm độ ẩm,…
Các thiết bị điện công nghiệp phố biến hiện nay
Các thiết bị điện công nghiệp phố biến được dùng tại Việt Nam nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng như: ABB, LS, Schneider, Panasonic, ngoài ra còn một số thương hiệu trong nước như Vintec, CTBA… cũng có chỗ đứng trên thị trường. Dưới đây là những thiết bị được sử dụng phổ biến trong điện công nghiệp:
2. Các loại thiết bị điện công nghiệp phố biến hiện nay
2.1. Máy biến áp
Máy biến áp ba pha là một thiết bị điện từ tĩnh được chế tạo ra để truyền tải năng lượng hoặc đưa các tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện với nhau thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ của Faraday.
Máy biến áp 3 pha đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống truyền tải điện năng. Thiết bị này chủ yếu được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho mục đích công nghiệp để tạo ra năng lượng điện, truyền tải và phân phối.
Máy biến áp 3 pha được sử dụng và lắp đặt ở những nơi phải tiêu thụ một lượng điện năng vô cùng lớn như cao ốc, chung cư, bệnh viện, trạm biến áp…
Hình ảnh máy biến áp CTBA công suất 500kva
2. 2 Tủ điều khiển động cơ MCC
Tủ điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center) là thiết bị được dùng để điều khiển và bảo vệ động các động cơ, máy bơm nước…có công suất lớn. Tủ điều khiển bao gồm các phương thức khởi động và được điều khiển tùy vào động cơ khác nhau như: khởi động trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động mềm, biến tần. Tủ điều khiển động cơ bao gồm các thành phần chính như: bộ điều khiển trung tâm PLC, thiết bị đóng cắt MCCB/ MCB, Contactor, bộ biến tần, khởi động mềm hay bộ khởi động sao – tam giác.
Hình ảnh Tủ điều khiển động cơ MCC của CTBA
2.3. Tủ chuyển nguồn điện tự động ATS
- Tủ chuyển nguồn điện tự động ATS (Automatic Transfer Switches), là một hệ thống thiết bị điện đảm bảo cho toàn bộ hệ thống điện được hoạt động liên tục, ổn định ngay cả khi có sự cố mất điện xảy ra. Mỗi doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, chung cư, bệnh viện,… đều được trang bị loại tủ điện này nhằm đảm bảo luôn có đủ nguồn điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
- Tủ chuyển nguồn điện tự động ATS – Automatic Transfer Switches được hiểu là một hệ thống điện có thể tự động đổi nguồn điện lưới mất hoặc ngược lại. Mục đích của tủ điện ATS là đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt không bị gián đoạn.
- Hệ thống máy phát điện ATS có chức năng chuyển tải nguồn điện sang nguồn điện dự phòng ở máy phát điện khi có những sự cố xảy ra như: mất pha, quá áp, mất trung tính, mất điện,…
Hình ảnh tủ chuyển nguồn CTBA
2.4. Tủ phân phối tổng MSB
Tủ điện tổng MSB (Main Distribution Switchboard) hay còn được bằng những cái tên khác như, tủ điện chính MSB, tủ điện tổng, tủ điện phân phối tổng. Tủ điện MSB là loại tủ đầu vào cho toàn bộ hệ thống điện hạ thế của một công trình.
Tủ điện tổng MSB là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm biến áp hạ thế và trước các tủ điện phân phối DB.
Hình ảnh tủ phân phối tổng MSB của CTBA
2.5. Tủ Bù Công Suất Phản Kháng
Tủ bù công suất là hệ thống nhằm tiết kiệm năng lượng. Trong các công xưởng, nhà máy, thường được thiết kế để lắp thêm tủ bù hạ thế với tác dụng nâng cao hệ số công suất, có những ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế, đặc biệt là giảm tiền điện phải chi trả hàng năm. Bên cạnh đó cũng giảm tổn thất điện năng và sụt áp trong mạng điện từ đó nâng cao chất lượng lưới điện.
Hình ảnh tủ bù công suất phản kháng
2.6. Tủ trung thế
Tủ điện trung thế là một thiết bị điện quan trọng trong các công trình xây dựng điện công nghiệp. Dùng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Hiện nay, tủ điện trung thế được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành.
Hình ảnh tủ trung thế
2.7. Tủ hạ thế
Tủ điện hạ thế là thiết bị được dùng trong điều kiện nguồn điện lưới ở mức 0.4kV. Nguồn điện trên các đường dây trung thế, cao thế nếu muốn sử dụng được thì chúng bắt buộc phải qua các trạm hạ thế để biến đổi thành nguồn chuẩn.
Tủ hạ thế được đặt ngay sau các trạm hạ thế và được sử dụng để cân bằng, điều chỉnh các nguồn điện trung thế, cao thế từ các trạm biến áp thành nguồn điện chuẩn 1 pha 220V hoặc 3 pha 380V. Hiện nay, tất cả các loại tủ điện được lắp đặt trong công nghiệp hay dân dụng ở sau trạm đều được gọi là tủ điện hạ thế.
Tủ phân phối hạ thế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa và đảm bảo độ an toàn cho hệ thống điện. Nó giúp cho việc bảo vệ các thiết bị điện trọng yếu như: thiết bị chuyển mạch, bảng cầu chì, rơ-le,… khỏi các tác động cơ học và môi trường bên ngoài. Nhờ đó đường truyền của dòng điện có thể ổn định, an toàn. Nói một cách tổng quát hơn, việc lắp đặt tủ điện hạ thế được xem là giải pháp tối ưu để bảo vệ sự sống con người và hạn chế tối đa nguy cơ tai nan thương tâm do sự cố điện dù trực tiếp hay gián tiếp.
Hình ảnh Tủ phân phối hạ thế
3. Các loại thiết bị điện công nghiệp phụ khác:
3.1. Thiết bị đóng cắt
Các thiết bị điện công nghiệp đầu tiên không thể thiếu là thiết bị đóng cắt. Thiết bị này đảm nhận vai trò chuyển đổi và điều khiển mạch điện. Thiết bị đóng cắt gồm có cầu dao tự động MCB, máy cắt không khí ACB, khởi động từ, contactor, bộ cầu chì chuyển đổi mạch,….
3.2. Biến tần
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện khi đặt lên cuộn dây bên trong động cơ. Thông qua đó để điều khiển tốc độ động cơ mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần bao gồm các loại như biến tần DC; biến tần 1 pha 220V, biến tần 3 pha 220V,…
3.3. Rơ le bảo vệ
Các thiết bị điện công nghiệp vô cùng cần thiết đó là rơ le. Thiết bị này có vai trò bảo vệ là một loại thiết bị điện từ. Rơ lơ dựa trên hoạt động của cuộn dây điện từ tác động lên các bộ phận truyền động để phát hiện các điều kiện hoạt động bất thường.
Rơ le bảo vệ
3.4. Cảm biến
Cảm biến là thiết bị điện tủ có chức năng nhận biết các yếu tố vật lý hoặc hóa được đặt vào. Sau đó, nó sẽ chuyển các yếu tố đó thành dạng thông tin mã hóa tới các bộ phận khác. Chúng có thể điều khiển các thiết bị khác từ xa.
Cảm biến bao gồm các loại như: cảm biến quang, cảm biến tiệm cận, cảm biến mức, encoder, cảm biến nhiệt độ, cảm biến siêu âm, cảm biến lực,…
3. 5. Phụ kiện tủ điện
Phụ kiện tủ điện bao gồm các loại như: đồng hồ volt, đồng hồ ampe, biến dòng điện, biến điện áp, đồng hồ tủ điện đa năng, đồng hồ giám sát điện năng và một số loại đồng hồ khác.
3.5. Đồng hồ đo điện
Đồng hồ đo điện là một trong các thiết bị điện công nghiệp cần có khi sử dụng. Đồng hồ đo điện có nhiều chức năng khác nhau như: kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện, điện áp,..
Đồng hồ đo điện bao gồm các loại như: đồng hồ điện, đồng hồ kwh, công tơ điện tử…
3.6. Thiết bị đo kiểm
Thiết bị đo kiểm bao gồm các loại như: máy hiện sóng, máy phát sóng, máy đếm tần số, máy đo độ dẫn điện của dung dịch,….
3.7. Thiết bị tự động
Thiết bị tự động bao gồm các loại như: bộ điều khiển nhiệt độ, counter, bộ đo thời gian, điện áp, các bộ hiển thị xử lý dữ liệu, bộ điều khiển động cơ servo, timer,….
3. 8. Thiết bị chống sét
Thiết bị chống sét có chức năng chống sét lan truyền trên đường nguồn điện để bảo vệ hệ thống điện công nghiệp và con người.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ các loại thiết bị điện công nghiệp phổ biến hiện nay cho bạn tham khảo. Mong rằng những thông tin trên giúp ích cho bạn khi lắp các thiết bị điện công nghiệp nhé!