Sứ cách điện là gì? Phân loại, ứng dụng và cách chọn lựa sứ nhứ thế nào?
Để trả lời câu hỏi nêu trên tìm hiểu hãy cùng CTBA tìm hiểu dưới đây nhé!
1. Sứ cách điện là gì?
Sứ cách điện là thiết bị được sử dụng trong các mạng lưới điện với mục đích cố định và tạo khoảng cách an toàn giữa đường dây truyền tải điện với thân cột hoặc giữa các đường dây điện với nhau. Sứ cách điện giúp đảm bảo an toàn trong mạng lưới điện, hạn chế những sự cố rủi ro cháy nổ.
Sứ cách điện
2. Phân Loại sứ cách điện:
2.1. Sứ ống chỉ:
Được làm nguyên khối bằng vật liệu sứ, có hình dáng như ống chỉ, to ở hai đầu và thắt ở phần giữa tạo thành rãnh. Có trục rỗng đi xuyên qua 2 đầu sứ. Sứ này được lắp trên các giá đỡ bằng thép cố định. Giúp ngừng và đỡ dây bọc hạ áp trên đường dây phân phối hạ thế. Hoặc đỡ dây trung hoà của đường dây trung áp trên không.
2.2. Sứ Chằng:
Được lắp trong cáp chằng néo, giữ vai trò là điểm nối và kết thúc cáp. Phân tách cáp chằng làm hai phần trên và dưới. Sứ chằng được sử dụng với mục đích cách điện trên cáp chằng. Ngăn chặn dòng rò không truyền xuống phần cáp phía dưới khi xảy ra sự cố về điện trên mạng lưới điện.
2.3. Sứ chuỗi Polymer:
Sứ chuỗi polymer hay còn gọi là sứ cách điện treo polymer. Sứ chuỗi có cấu tạo gồm các đĩa sứ được nối với nhau qua ty sứ tạo thành chuỗi sứ. Phụ kiện này được sử dụng để cách điện cho các thiết bị không mang điện với cáp dẫn điện. Cho chuỗi đỡ đơn, đỡ kép, đỡ lèo,… cho chuỗi néo đơn, néo kép,…
2.4. Sứ Co:
Có hình bán khuyên được làm nguyên khối, được sử dụng để bọc ngoài cáp hoặc dây điện tại các điểm uốn. Giúp cách điện khi lắp đặt hệ thống dây dẫn trong các thiết bị điện hoặc mạng điện trong trạm điện.
2.5. Sứ Đứng:
Có hình trụ, được làm nguyên khối bằng sứ bọc lớp tráng men. Phụ kiện này được lắp đặt ngoài trời để làm điểm định vị, sứ đỡ giữ, néo cho các đường dây trong lưới điện trên không và trạm biến áp. Ngoài ra còn giúp cách điện giữa đường dây với phần không mang điện như xà, cột.
2.6. Sứ Thẳng:
Sứ thẳng có hình móc với phần thân thẳng, một đầu hơi cong được làm nguyên khối và phủ lớp men sứ cách điện rỗng. Sứ này giúp cách điện khi lắp đặt hệ thống dây dẫn trong các thiết bị điện hoặc mạng điện trong trạm điện,….
Trong các loại sứ nói trên, có thể thấy sứ ống chỉ là thiết bị quen thuộc nhất. Dễ dàng bắt gặp ở hầu hết các mạng điện hạ thế, trung thế và cao thế hiện nay.
Hình ảnh sứ cách điện với các hình dạng khác nhau
3. Ứng dụng sứ cách điện
3.1. Sứ cách điện đường dây
Trong việc chọn cách điện của đường dây trên không thường xuất phát từ các yêu cầu sau đây:
Cách điện của đường dây phải chịu được tác dụng của đa số các loại quá điện áp nội bộ, trừ một vài loại có biên độ quá lớn nhưng xác suất xuất hiện bé. Đối với các đường dây điện áp khác nhau, dựa theo kết quả tính toán và thực nghiệm khác nhau. Đã quy định được trị số quá điện áp nội bộ tính toán và trên cơ sở đó tiến hành chọn cách điện của đường dây.
Đối với yêu cầu của quá tải điện áp khí quyển, phải giải quyết sao cho hợp lý về kinh tế kỹ thuật. Ở các đường dây 110kV trở lên yêu cầu này dễ dàng thỏa mãn. Vì cách điện đường dây khi chọn theo yêu cầu của quá điện áp nội bộ đã có được cấp điện áp xung kích cao. Chỉ cần có các biện pháp bảo vệ chống sét tương đối đơn giản là đủ đảm bảo cho đường dây có mức chịu sét cao. Ngược lại với đường dây có điện áp từ 35 kV trở xuống để thỏa mãn yêu cầu của quá điện áp khí quyển cách điện phải tăng rất cao, như vậy sẽ rất tốn kém. Bởi vậy cách điện đường dây chỉ cần chọn tới mức cần thiết hợp lý. Kết hợp với một số biện pháp khác để hạn chế sự cố do sét gây ra như: cải thiện nối đất cột điện, dùng cuộn dập hồ quang…
Sứ cách điện Epoxy
3.2. Sứ treo được dùng trên đường dây tải điện.
Người ta nối liên tiếp nhiều sứ treo riêng biệt thành từng chuỗi và treo ngay dây dẫn vào đấy. Vì vậy sứ treo khác với sứ đứng ở chỗ nó bảo đảm treo trên dây dẫn theo kiểu mềm, có nghĩa là điểm treo có thể xê dịch một chút.
Trong thời gian gần đây, do sản xuất ra được những vật liệu gốm mới có độ bền cơ nhất là độ bền kéo đứt cao. Người ta chế tạo ra loại sứ thanh cho đường dây tải điện cao áp ngoài trời. Loại sứ này có một thanh liền bằng sứ trên đó có mũ sứ được gắn bằng ximăng. Nếu ở điện áp 110kV thì thanh có chiều dài 1235mm.
Hình ảnh một số loại sứ cách điện có kích cỡ khác nhau
3.3. Sứ cách điện dùng trong trạm biến áp và nhà máy điện.
Cách điện đỡ: Cách điện đỡ gồm kiểu thanh và kiểu có chân sắt. Cách điện kiểu thanh dùng trong nhà điện áp 3kV, 10kV, 35kV. Thường là loại sứ đỡ bên trong rỗng theo kết cấu đơn giản nhất. Đế và mũ gang được gắn với thân sứ bằng xi măng. Sứ dùng trong máy biến áp hay còn gọi là sứ máy biến áp.
Sứ cách điện dùng trong máy biến áp trạm điện
4. Một số lưu ý khi chọn lựa sứ cách điện
Khi mua sứ cách điện luôn cần bạn lưu ý sau:
Thiết bị mới 100%:
Yêu cầu đầu tiên để đảm bảo chức năng sử dụng tốt và tính an toàn khi sử dụng. Bởi vậy thiết bị phụ kiện đó phải là sản phẩm mới 100%. Giá sứ cách điện mới không quá đắt nên việc đầu tư mới thiết bị này để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Kiểm tra lõi ống sứ:
Để tránh tối đa tình trạng gãy lõi do tác động của ngoại lực gây mất an toàn. Khi mua sứ cách điện nói chung, sứ ống chỉ nói riêng bạn phải kiểm tra lõi ống sứ. Loại bỏ những sản phẩm có lõi ống bị nứt, gãy hoặc xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng khác.
Kiểm tra các khớp nối:
Các khớp nối đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối sứ với các thành phần khác trên mạng lưới điện. Và quyết định lớn đến tuổi thọ của sứ cách điện. Với đặc thù được lắp đặt ngoài trời, phải chịu tác động bởi các yếu tố khắc nghiệt của tự nhiên. Sứ sẽ dễ bị ăn mòn. Các chi tiết khớp nối phải được làm bằng thép tốt và được phủ lớp mạ kẽm nhúng nóng đúng tiêu chuẩn.
Lựa chọn thông số kích thước của sứ ống chỉ cách điện:
Tùy thuộc kích thước và trọng lượng dây cáp mà bạn cần tính toán chọn mua các loại sứ cách điện có kích thước phù hợp. Đảm bảo đúng yêu cầu sử dụng.
Chọn nơi cung cấp sứ ống chỉ cách điện uy tín:
Khi chọn được một địa chỉ phân phối uy tín bạn sẽ không quá lo lắng về việc phải kiểm tra những vấn đề trên. Đội ngũ tư vấn viên của nơi bán sứ cách điện uy tín sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm chất lượng phù hợp.