11

Th 07

Tủ MCC là gì?

Tủ MCC là gì?

  • Mạnh Trường
  • 0 bình luận

Tủ MCC là gì? tủ điện là một thiết bị không thể thiếu trong công nghiệp và tủ điện MCC là một thiết bị vô cùng quan trọng hệ thống điện. Để hiểu rõ tủ MCC là gì hãy cùng CTBA tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

1. Định nghĩa tủ MCC là gì?

Tủ điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center) là thiết bị được dùng để điều khiển và bảo vệ động các động cơ, máy bơm nước…có công suất lớn. Tủ điều khiển bao gồm các phương thức khởi động và được điều khiển tùy vào động cơ khác nhau như: khởi động trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động mềm, biến tần. Tủ điều khiển động cơ bao gồm các thành phần chính như: bộ điều khiển trung tâm PLC, thiết bị đóng cắt MCCB/ MCB, Contactor, bộ biến tần, khởi động mềm hay bộ khởi động sao – tam giác.

Tủ điều khiển động cơ MCC CTBA

2. Cấu tạo của tủ điều khiển động cơ MCC

Cấu tạo cơ bản của tủ điện điều khiển động cơ MCC như bao loại tủ điện công nghiệp khác là vỏ tủ điện được làm bằng tấm nhôm kim loại. Nhưng những tấm nhôm này sẽ được chia thành nhiều phần theo chiều dọc có khoảng cách với nhau. Ở tủ điều khiển động cơ này phân loại thành điện áp thấp để điều khiển loại động cơ từ 230V – 1000V, hoặc cao áp để điều khiển động cơ từ 1000V – 15kV.

Nói đến tủ điều khiển động cơ MCC thì ta sẽ biết đến chức năng cơ bản của nó là dùng để phân phối công suất của động cơ. Việc này được thực hiện thông qua các thanh nằm ngang có chức năng cung cấp điện ba pha từ đường dây và một thanh cái dọc đến từng ngăn điều khiển bên trong tủ. Người ta sẽ thường dùng loại thanh cái ngang có cường độ từ 600A – 4000A và thanh cái dọc thường từ 600A – 1500A.

Mỗi ngăn của tủ điều khiển động cơ sẽ chứa các phần cứng được lắp đặt để khởi động và điều khiển động cơ, thiết bị bảo vệ quá tải, cầu chì hoặc bộ ngắn mạch và thiết bị ngắt kết nối với nguồn điện. Việc tại mỗi ngăn của tủ điện chứa các thành phần cứng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiệu chỉnh hệ số công suất và chống sét.

Bởi vì tủ điện MCC này chứa các thiết bị điện áp cao nên ở các trung tâm điều khiển động cơ của tủ sẽ xảy ra những sự cố nguy hiểm. Nhưng với những thiết bị được thiết kế và có hệ thống khóa liên động an toàn sẽ giảm thiểu những rủi ro cho nhân viên điều hành cũng như các thiết bị.

Tủ điều khiển động cơ MCC CTBA

3. Tính năng của tủ điều khiển động cơ MCC

Tủ MCC có chức năng điều khiển và bảo vệ động cơ/ motor công nghiệp cho các động cơ phân xưởng, hệ thống máy bơm nước, hệ thống quạt thông gió, dây chuyền sảns xuất…trong các khu công nghiệp, khu chung cư.

Sử dụng tủ điều khiển MCC là phương thức khởi động chính cho các động cơ điện và thiết bị sinh hoạt chủ yếu như: bơm tăng áp, bơm cứu hỏa, chiller…

Việc lắp đặt và sử dụng tủ điện điều khiển trung tâm MCC là thiết kế giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tổng chi phí cho các ứng dụng đòi hỏi sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ của nhiều động cơ khác nhau.Trong các công trình có lắp đặt tủ điều khiển trung tâm MCC sẽ giảm được không gian và chi phí lắp đặt nhưng vẫn duy trì tốt sự hoạt động ổn định và linh hoạt của các tính năng mà tủ điện đã được nhà sản xuất thiết kế. Điều tuyệt vời hơn nữa là thiết kế tủ điện đơn giản nên sau một thời gian sử dụng có thể bào trì, bảo dưỡng và lắp đặt thêm các chi tiết khi cần thiết.

Hình ảnh Tủ điều khiển động cơ MCC CTBA

4. Ứng dụng của tủ MCC:

Tích hợp các công nghệ mới nhất do CTBA nghiên cứu và phát triển dựa trên thiết bị của các hãng nổi tiếng như: Siemens, schneider, LS, Mitshubishi, Control Techniques, Yaskawa, ….

Dễ dàng lắp đặt, đấu nối hòa đồng bộ vào hệ thống đã có sẵn, thi công đơn giản khi chỉ phải đấu nối đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

Được thiết kế thông minh với các chức năng tự động hóa dựa trên lập trình PLC, HMI.

Tủ điện khởi động bằng biến tần giúp tiết kiệm điện năng tối đa. Đồng thời, tăng năng suất, hiệu quả làm việc của hệ thống thiết bị. Đặc biệt, phương pháp khởi động biến tần còn giúp ổn định mức điện áp cho các thiết bị trong hệ thống.

Phương pháp khởi động tủ điều khiển bằng biến tần giúp bảo vệ tuổi thọ của các thiết bị được điều khiển. Nhất là trong các trường hợp xảy ra sự cố điện. Như đoản mạch, mất pha, điện áp không ổn định, quá cao hay quá thấp… Nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người vận hành thiết bị, động cơ.

Tủ điện biến tần có thể điều khiển cả những hệ thống thiết bị, động cơ không có cùng công suất hoạt động. Giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ hệ thống. Trong khi không cần nhiều cách khởi động khác trợ giúp vào.

Có thể điều chỉnh lưu lượng, áp suất, số vòng quay của động cơ… đối với các loại máy công tác. Như máy xay gạo, máy cưa gỗ, máy khuấy trộn nguyên liệu, máy nâng hạ vật nặng…

Phương pháp khởi động tủ điều khiển bằng biến tần còn tránh được trường hợp động cơ bị hao mòn cơ khí trong quá trình vận hành.

5. Thông số kỹ thuật của tủ MCC:

Thông số kỹ thuật và cấu tạo tủ điện điều khiển động cơ MCC
Tiêu chuẩn: IEC 60439-1, IEC 60529
Điện áp định mức: 220-230 / 380-415 VAC
Dòng cắt: 6kA – 50kA
Tần số: 50Hz / 60Hz
Dòng điện tối đa: 1200A
Công suất động cơ: 1,5kW – 630 kW
Cấp bảo vệ (IP): IP 43 – IP 55
Độ tăng nhiệt tối đa: 50 độ C

6. Ưu nhược điểm của tủ điều khiển động cơ MCC

6.1. Ưu Điểm:

Tích hợp các công nghệ mới nhất do Max Electric VN nghiên cứu và phát triển dựa trên thiết bị của các hãng nổi tiếng như: simen, schneider, LS, Mitshubishi ….
Dễ dàng lắp đặt, đấu nối hòa đồng bộ vào hệ thống đã có sẵn, thi công đơn giản khi chỉ phải đấu nối đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.
Được thiết kế thông minh với các chức năng tự động hóa dựa trên lập trình PLC, HMI.

6.2. Nhược điểm:

Chi phí tương đối cao do sử dụng nhiều thiết bị hiện đại của nước ngoài.
Không thích hợp khi các thiết bị nhỏ lẻ, không hòa đồng bộ.

7. Một số bài viết về tủ điện trạm điện CTBA tham khảo:

TỦ ĐIỆN TRUNG THẾ LÀ GÌ?

Tủ điện hạ thế là gì?

Trạm biến áp một cột là gì?

Trạm biến áp kios hợp bộ là gì?

Tủ điều khiển động cơ MCC

popup

Số lượng:

Tổng tiền: